image banner
Admin
Những điểm mới trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII

Ngày 03/02/2020 ,Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định số 174/QĐ-TLĐ về việc ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII. Điều lệ gồm 11 chương và 35 điều. Tăng 01 chương, giảm 10 điều so với Điều lệ khoá XI.

Đại hội Công đoàn Việt Nam khóa XII

Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung đảm bảo nguyên tắc các nội dung, quy định đã ổn định, phù hợp với thực tiễn thì tiếp tục giữ nguyên; sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những quy định không còn phù hợp, bất cập trong áp dụng cũng như giải quyết những vấn đề mới phát sinh. Với những quy định có tính chất định khung, mang tính nguyên tắc, không đưa ra những quy định, hướng dẫn chi tiết mà giao cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn cụ thể. Vì vậy,  Điều lệ lần này ngắn gọn hơn, đảm bảo tính chặt chẽ, ổn định, khoa học.

Một số điểm mới nổi bật của Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung cụ thể:

1. Huy hiệu Công đoàn Việt Nam

Sửa đổi chữ viết tắt “TLĐ” thành chữ viết tắt “CĐVN”.

          2. Đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam

          Phạm vi đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam quy định rộng hơn, không liệt kê từng đối tượng làm việc ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể mà chỉ quy định chung thành 4 nhóm đối tượng như sau:

          a. Người Việt Nam làm công, hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

          b. Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp.

          c. Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

          d. Người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam 

          Trong đó, nhóm đối tượng c và d Điều lệ quy định khuyến khích tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Ảnh bìa Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII

          3. Quyền của đoàn viên: bổ sung thêm 2 quyền so với Điều lệ khoá XI, đó là:

          - Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn …

          - Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc.

          4. Về nhiệm vụ của đoàn viên: Tăng thêm 1 nhiệm vụ là đoàn viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam.
          5. Quy định định thêm về thẻ đoàn viên

          6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công đoàn

          - Bổ sung thêm 2 nhiệm vụ cho cán bộ công đoàn, đó là:

          + Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân …

          + Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam

          - Bỏ một quyền hạn của cán bộ công đoàn so với Điều lệ khoá XI, đó là: tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định pháp luật.

          7. Đại hội công đoàn các cấp

          - Thống nhất đại hội công đoàn các cấp tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần
          - Quy định đại biểu chỉ định với số lượng không quá 5% tổng số đại biểu được triệu tập. Tăng 2% so với Điều lệ cũ.

          - Về bầu cử: quy định cụ thể các hình thức.

          + Bỏ phiếu kín: Bầu BCH và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp; bầu UBKT và các chức danh của UBKT công đoàn các cấp; bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác; đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên; lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.

          + Biểu quyết giơ tay: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị.
          - Về nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn các cấp: Tăng thêm 1 nhiệm vụ, đó là tổ chức chất vấn, trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.

8. Ban thường vụ công đoàn các cấp

- Bổ sung chế định thường trực ban thường vụ: gồm chủ tịch, các phó chủ tịch. Quy định thêm chức năng, nhiệm vụ của thường trực…

- Quy định bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp:  Khi khuyết thường trực ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số uỷ viên ban thường vụ; khuyết uỷ viên ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số uỷ viên ban chấp hành. (Điều lệ khoá XI quy định chung: khi khuyết chủ tịch, phó chủ tịch hoặc uỷ viên ban thường vụ thì ban chấp hành công đoàn cấp đó đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cho phép bầu bổ sung trong số uỷ viên ban chấp hành). 
          - Quy định ban thường vụ công đoàn các cấp định kỳ họp 2 tháng 1 lần, họp đột xuất khi cần thiết.

9. Nghiệp đoàn cơ sở

- Nghiệp đoàn cơ sở được thành lập khi có từ 5 đoàn viên công đoàn hoặc người lao động trở lên (Điều lệ CĐVN khoá XI quy định: thành lập khi có từ 10 đoàn viên công đoàn hoặc 10 người lao động trở lên)

10. Nhiệm vụ, quyền hạn công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW và tương đương

- Điều lệ lần này quy định chung về nhiệm vụ quyền hạn của các cấp công đoàn, không cụ thể chi tiết theo từng loại hình của mỗi cấp công đoàn như Điều lệ khoá XI và giao cho Đoàn Chủ tịch hướng dẫn cụ thể.

11. Công tác kiểm tra, giám sát công đoàn và UBKT công đoàn các cấp
          - Điều lệ lần này quy định thêm nhiệm vụ giám sát cho ban chấp hành công đoàn mỗi cấp, nhằm đảm bảo thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn. Mỗi cấp công đoàn phải tổ chức, tiến hành kiểm tra, giám sát ở cấp mình và chịu sự kiểm tra, giám sát của công đoàn cấp trên.

- Về nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT công đoàn các cấp:

+ Điều lệ quy định rõ nhiệm vụ (1) kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và (2) giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn thuộc nhiệm vụ của UBKT chứ không phải giúp ban chấp hành công đoàn cùng cấp thực hiện 2 nhiệm vụ này như Điều lệ khoá XI. Đồng thời quy định UBKT phải chịu trách nhiệm trước ban chấp hành công đoàn cùng cấp về kết quả kiểm tra, giám sát do UBKT tổ chức thực hiện.

+ Quy định thêm nhiệm vụ, quyền hạn về công tác tham mưu xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên và quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn.

+ UBKT Tổng Liên đoàn và UBKT LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW được sử dụng con dấu riêng theo quy định. 

Trang chủ | Cơ cấu tổ chức | Tin tức hoạt động | Lịch công tác | Tuyên giáo | Nữ công | Tài chính | Văn bản | Liên hệ

 

Trang thông tin điện tử Công đoàn Viên chức tỉnh Bình Phước

 Địa chỉ: Số 776, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Đỗ Chiến Thắng - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh

 Điện thoại: 02713.880.579

 Email: congdoanvienchucbp@gmail.com 

Thiết kế bởi VNPT Bình Phước | Quản trị