Ngày 17.3.2022, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.
Đồng chí Nguyễn Trung Dũng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh
Bình Phước tặng quà cho công nhân lao động huyện Đồng Phú bị ảnh hưởng bởi dịch
Covid-19
Chương trình này được thực hiện trong thời
gian 2 năm 2022 - 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang
năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương
trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình là bảo đảm
đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19: Đến hết quý I năm 2022 hoàn thành
việc tiêm mũi 02 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 03 cho
người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định
tiêm; bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12
tuổi trước tháng 9 năm 2022.
Về kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19,
mục tiêu đặt ra là tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch
COVID-19; tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù
hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây
nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
Có chiến lược giám sát, phát hiện các trường
hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai
đoạn; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung
bình của Châu Á.
Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là
y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có
các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự
phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh các tuyến.
Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như
người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người
không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di
cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.
Bao phủ vaccine phòng COVID-19
Nghị quyết cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp
y tế cụ thể. Trong đó, về bao phủ vaccine phòng COVID-19: Triển khai việc tiêm
vaccine bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm
vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến
khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót; khẩn trương hoàn thành trong Quý I năm
2022 việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho
người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định
tiêm; tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi
đến dưới 12 tuổi ngay khi có vaccine. Khẩn trương nghiên cứu tiêm vaccine mũi
thứ 4 cho người lớn và mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm
chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến
độ sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công, sản xuất vaccine trong nước sớm
nhất có thể; triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật
thông tin về người dân đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, giám sát tỷ lệ bao
phủ vaccine phòng COVID-19 và phục vụ phân bổ vaccine hợp lý, hiệu quả. Thực
hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu tiêm chủng
để tính toán chính xác tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.
Tăng cường giám sát phòng, chống dịch
COVID-19
Chính phủ yêu cầu tăng cường giám sát phòng,
chống dịch COVID-19. Cụ thể, thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ;
triển khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; tăng cường
năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình
hình dịch bệnh tại Trung ương, địa phương.
Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh
trên thế giới, trong nước; kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật các hướng dẫn
chuyên môn bảo đảm đúng phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch bệnh, đồng thời khôi phục, phát triển kinh tế.
Thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn
chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm
vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công
thức chống dịch “5K + vaccine, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân
+ các biện pháp khác”; nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển
biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh
truyền nhiễm nhóm B; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát
thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.
Thực hiện phù hợp, kịp thời, khoa học và hiệu
quả công tác xét nghiệm phát hiện các trường hợp nhiễm; thiết lập cơ sở dữ liệu
dịch tễ học phục vụ cho công tác dự báo và giám sát gồm: (i) tình hình dịch;
(ii) giám sát virus; (iii) hoạt động điều trị; (iv) tiêm chủng; (v) khả năng và
hiệu quả đáp ứng phòng, chống dịch, hiệu quả điều trị của địa phương; đánh giá
kháng thể kháng virus SARS-CoV-2; bảo đảm chia sẻ thông tin giám sát dịch bệnh
trong nước và quốc tế.
Tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc
sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam
Sẵn sàng thiết lập cơ sở thu dung, điều trị
COVID-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, bảo đảm đủ
trang thiết bị, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân, thuốc
điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; thực hiện khám bệnh,
chữa bệnh từ xa, có cơ chế cấp phát, cung ứng thuốc phù hợp, hiệu quả bảo đảm
người mắc COVID-19 được điều trị kịp thời.
Triển khai nâng cao năng lực chuyên môn, củng
cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh; chuẩn bị sẵn
sàng giường hồi sức tích cực, bảo đảm năng lực hồi sức tích cực cho đội ngũ bác
sĩ, điều dưỡng; tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động, luân
chuyển nhân lực phù hợp, kịp thời hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố trong trường
hợp dịch bệnh vượt quá khả năng điều trị của địa phương.
Tiếp cận sớm với các thuốc điều trị đặc hiệu
COVID-19; đồng thời tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc sản xuất, chuyển
giao công nghệ, gia công thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam; bảo đảm chủ động
được những loại thuốc cơ bản đáp ứng yêu cầu điều trị sớm.
Thiết lập hệ thống theo dõi sức khỏe thông
qua y tế cơ sở và thầy thuốc đồng hành (hỗ trợ qua điện thoại hoặc internet…);
thành lập các trạm y tế lưu động khi cần thiết để bảo đảm người dân được tiếp
cận với dịch vụ y tế từ sớm, từ xa và từ cơ sở. Triển khai các hoạt động về
quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại
cộng đồng.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và
điều trị người mắc COVID-19 cập nhật dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện
theo dõi, khám và phục hồi chức năng một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả cho
người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh trong vòng 12 tháng.
Bảo đảm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa
thực hiện công tác kiểm soát, phòng, chống dịch vừa thực hiện công tác khám
bệnh, chữa bệnh cho người dân; tăng cường khám bệnh, chữa bệnh từ xa phù hợp
với thực tiễn.
Rà soát, sửa đổi, cập nhật các phác đồ điều
trị COVID-19 bằng y học hiện đại, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền
bảo đảm khoa học, hiệu quả.
Bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm
công tác phòng, chống dịch COVID-19
Thực hiện huy động nguồn nhân lực từ các địa
phương, đơn vị lân cận khi dịch bùng phát; huy động lực lượng y tế ngoài công
lập tham gia công tác phòng, chống dịch. Có chính sách phân bổ nhân lực hợp lý
cho y tế dự phòng và y tế cơ sở, thực hiện trách nhiệm xã hội và chế độ luân
phiên có thời hạn.
Bảo đảm cơ cấu hợp lý đội ngũ nhân lực là bác
sĩ và điều dưỡng có đủ năng lực về hồi sức cấp cứu; nâng cao năng lực cho các
lực lượng trong ngành y tế, lực lượng tại địa phương, lực lượng huy động tham
gia phòng, chống dịch, đặc biệt là cán bộ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo.
Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với
cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; nghiên cứu chế độ đặc thù, ưu đãi với các lực
lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch.
Thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên
cơ sở Quỹ vaccine phòng COVID-19
Về tài chính, hậu cần, bảo đảm đủ thuốc, sinh
phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị… theo phương châm "bốn tại
chỗ" để sẵn sàng cho các kịch bản phòng, chống dịch. Đối với một số loại
thuốc và vật tư thiết yếu phải có cơ số dự phòng đủ cho tình huống xấu nhất và
bổ sung vào danh mục dự trữ quốc gia. Chủ động có kế hoạch sử dụng trang thiết
bị sau khi kết thúc dịch.
Nhà nước bảo đảm nguồn tài chính chi cho công
tác phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở huy động tổng thể nguồn lực nhà nước
(ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ và các nguồn kinh
phí hợp pháp khác); các địa phương phải bố trí ít nhất 30% ngân sách y tế cho y
tế dự phòng theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội.
Tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng
góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc
COVID-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu.
Thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên
cơ sở Quỹ vaccine phòng COVID-19 bảo đảm sử dụng hiệu quả, công khai, minh
bạch.
Rút gọn, đơn giản hoá hồ sơ chứng từ thanh
toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính
sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong bối cảnh
dịch COVID-19.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính bảo
đảm an sinh xã hội theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ.
Kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống
dịch COVID-19 được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn tài chính hợp
pháp khác (gồm cả nguồn kinh phí trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh
tế - xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính
phủ), Quỹ Bảo hiểm y tế, nguồn cá nhân tự chi trả và kinh phí huy động từ các
tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bảo
đảm hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí. Các cơ quan chức năng thực hiện giám
sát chặt chẽ, công khai, minh bạch kinh phí phòng, chống dịch.
Bảo đảm vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa
phát triển kinh tế - xã hội
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khác của Chương
trình là bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn
định đời sống của người dân.
Cụ thể, các địa phương tiếp tục triển khai Kế
hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 theo
Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ,
bảo đảm thực hiện nhất quán theo quy định, hướng dẫn thống nhất của các bộ,
ngành đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát
tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển
kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng
bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện
các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh
doanh, đời sống xã hội.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động
xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch gắn với
phương án hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại địa phương (đến tận xã, phường,
tổ dân phố) và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm
công tác phòng, chống dịch khoa học, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở giáo dục
đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; căn cứ vào tình hình dịch bệnh
để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực
tuyến kéo dài; liên tục cập nhật kinh nghiệm thực tiễn tốt trên thế giới về
việc mở cửa lại cơ sở giáo dục, đào tạo an toàn, kịp thời; thường xuyên kiểm
tra, đánh giá để hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc
biệt là đối với trẻ em để có giải pháp kịp thời.
Triển khai công tác phòng, chống dịch trong
sản xuất, giao thông vận tải và lưu thông, vận chuyển hàng hóa bảo đảm không bị
gián đoạn.
Theo
phunuvietnam.vn
https://phunuvietnam.vn/chinh-phu-ban-hanh-chuong-trinh-phong-chong-dich-covid-19-20220317230238892.htm