Xây dựng văn hoá con người Bình Phước “hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo” trong công nhân, viên chức, lao động
Vừa qua,
Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TU ngày
20/11/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong công nhân, viên chức, người lao
động (CNVCLĐ) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Phó chủ tịch
LĐLĐ tỉnh Nguyễn Văn Sang triển khai dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
14-NQ/TU trong CNVCLĐ tại Hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh, lần thứ 5, nhiệm kỳ
2023 - 2028
Nhằm cụ
thể hoá Nghị quyết số 14-NQ/TU về những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp, gắn với thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp trong từng giai đoạn trong các cấp Công đoàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức
quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đoàn viên, công nhân
lao động nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ ý thức tự cường, trách nhiệm công
dân, tinh thần đoàn kết của người Bình Phước trong việc kế thừa, bảo tồn và
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương và các
di sản văn hóa.
Mục
tiêu chung, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Bình Phước đa dạng, bản sắc
và hội nhập, vừa đậm đà giá trị văn hóa dân tộc, vừa giàu bản sắc địa phương;
xây dựng lực lượng CNVCLĐ phát triển toàn diện, có những phẩm chất tốt đẹp của
người Việt Nam; đồng thời, phát huy mạnh mẽ các đặc tính nổi trội là “hòa
hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo”.
Liên
đoàn Lao động tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, trên 80% CBCC, VC, NLĐ
được hưởng thụ, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Trên 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn
văn hóa. Đến năm 2030 đạt 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;
trên 90% đoàn viên và người lao động được tuyên truyền, phổ biến, học tập,
quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước có liên quan đến công nhân lao động gắn với những nội dung lý luận về chức
năng, nhiệm vụ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Tham gia thúc
đẩy để hàng năm có ít nhất 65%, đến năm 2030 đạt
75% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp; hàng năm đạt 50%, đến năm 2030 đạt 75% công nhân lao động tại
các doanh nghiệp tham gia học tập các nội dung giáo dục kỹ năng sống: Tác phong lao động công nghiệp; kỹ năng ứng xử văn hóa; kỹ năng tham gia
giao thông an toàn; kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe; kỹ năng phòng, chống tệ nạn
xã hội; kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con cái; hàng năm đạt 40%, đến năm 2030 đạt 65%
công nhân lao động tại các doanh nghiệp được phổ biến về công nghệ thông tin,
công nghệ số.
Phát
huy hiệu quả, thu hút đông đảo đoàn viên và người lao động tham gia đa dạng các
hoạt động văn hóa – thể thao trong các thiết chế đã đầu tư, xây dựng; Nghiên cứu,
khảo sát đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng các thiết chế văn hóa tại các Khu
công nghiệp.
Định hướng phấn đấu đến năm
2045, tham gia
thúc đẩy chỉ số phát triển con người trong CNVCLĐ, góp phần thúc đẩy chỉ số
phát triển con người (HDI) Bình Phước nằm trong nhóm từ 20 – 25 tỉnh, thành phố
đứng đầu cả nước.
Đề hoàn thành các mục tiêu đề
ra, LĐLĐ tỉnh đã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các
hoạt động Văn hóa – Thể thao trong CNVCLĐ; Đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn
nhiệm vụ xây dựng con người Bình Phước, xây dựng môi trường văn hóa trong công
sở, doanh nghiệp, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát… Yêu cầu các cấp công
đoàn trong tỉnh căn cứ tình hình thực tiễn của địa
phương, đơn vị tích cực, chủ động xây dựng
triển khai thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU và các nhiệm vụ giải pháp đề
ra trong kế hoạch.
Dũng Nguyễn